Thông báo

Sụp đổ
Không có thông báo nào được nêu ra.

Những lăn tăn về nhiễm phụ khoa khi có thai

Sụp đổ
X
  • Bộ lọc
  • Thời gian
  • Hiển thị
Xóa tất cả
Bài viết mới

  • Những lăn tăn về nhiễm phụ khoa khi có thai

    Viêm phụ khoa khi mang thai rất nguy hiểm. Nếu không chữa trị, bệnh có thể lây sang thai nhi và ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầy, mẹ không nên chủ quan! Hãy cùng chúng tôi chia sẻ tìm hiểu nhé ! Những lăn tăn về nhiễm phụ khoa khi mang thai

    Bà bầu thường có biểu hiện ngứa ngáy vùng kín, khí hư có màu vàng và mùi hôi khó chịu. Đây có thể là những biểu hiện của bệnh viêm phụ khoa khi mang thai, một trong những mối nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Mẹ không nên chủ quan khi gặp vấn đề này nhé!

    Biểu hiện của bệnh viêm nhiễm phụ khoa

    Việc “giải cứu cô bé” khỏi những bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu sau đây:



    Khí hư bất thường: Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi khó chịu. Khí hư có màu vàng, nâu, trắng đục hoặc xanh.

    Sưng âm đạo: Âm đạo có màu đỏ ửng, thỉnh thoảng có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết tại niêm mạc âm đạo.

    Ngứa vùng kín: Khi bị viêm nhiễm, tác động của vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm lên vùng kín, mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu.

    Xuất huyết âm đạo: Khi bị viêm âm đạo, phụ nữ có thể bị xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Viêm nhiễm lan sang các bộ phận xung quanh khiến bệnh nhân gặp tình trạng tiểu rát.

    Vấn đề viêm phụ khoa khi mang thai cần được khắc phục nhanh chóng để mẹ bầu an tâm vui thai kỳ

    Vì sao bà bầu bị ngứa vùng kín?

    Tình trạng phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín là không hiếm gặp, đặc biệt là thời điểm mang thai 3 tháng đầu.Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, bệnh còn gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, khiến mẹ mất đi tự tin, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

    Những nguyên do sau khiến “cô bé” của mẹ ngứa ngáy không yên:

    Sự rạn da do căng giãn quá mức: Hiện tượng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba, khoảng 20% thai phụ gặp phải điều này. Ngoài vùng kín, vùng háng và mu, mẹ bầu còn có thể ngứa ở vùng bụng, ngực, chân, đùi…

    Tăng mạch máu ngoài da khi mang thai: Khi mạch máu tăng, mẹ sẽ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạycảm hơn. Điều này dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín và vùng mu.

    Đổ nhiều mồ hôi: Việc đổ nhiều mồ hôi làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt nhiều ở những vùng nếp gấp như háng, nách…

    Rối loạn tiết tố: Độ pH vùng âm đạo của mẹ bầu dễ bị thay đổi do rối loạn tiết tố. Khi mang thai, khu vực này thường quá kiềm, dẫn đến viêm nhiễm. Bạn có thể tìm hiểu vài gói xét nghiệm NIPT sàng lọc trước sinh phát hiện dị tật thai nhi.

    Viêm nang lông: Bệnh gây ngứa những vùng có lông ở bộ phận sinh dục, xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

    Bệnh trĩ: Mẹ bầu rất dễ mắc bệnh trĩ với biểu hiện ngứa ngáy vùng hậu môn.

    Nhiễm nấm khi mang thai

    Viêm phụ khoa khi mang thai dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu có thể do nhiễm nấm âm đạo. Hầu hết phụ nữ đều bị nấm trước khi có thai. Các loại nấm phổ biến thường gặp như nấm Candida, Moniliasis… Tuy nhiên, phụ nữ mang thai dễ bị nấm hơn bình thường.

    Chưa có bằng chứng nào cho thấy nấm nguy hiểm cho thai nhi. Thế nhưng khi sinh bé mà mẹ đang bị nấm, bé có thể bị theo. Em bé bị nấm sẽ nổi những vết trắng trong miệng. Nếu mẹ bị nấm ở đầu vú, bé bụ mẹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

    Để trị nấm khi mang thai, đầu tiên cần xác định chính xác triệu chứng. Sau khi xác nhận được nguyên nhân, mẹ có thể dùng thuốc bôi. Nếu bôi thuốc một khoảng thời gian mà nấm vẫn lặp lại, mẹ nên chuyển sang phương pháp điều trị khác.

    Thuốc uống dạng viên có tác dụng loại bỏ các men sinh vật qua đường ruột. Tuy nhiên, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ vì mẹ bầu không được khuyến khích dùng thuốc viên.

    Ngăn ngừa bệnh viêm phụ khoa

    Để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, mẹ nhớ:

    Mặc quần lót bằng vải cotton

    Mặc đồ lót rộng rãi, thoải mái

    Tránh mặc quần chật, bó sát

    Giữ âm đạo khô thoáng

    Hạn chế ăn đường và tinh bột

    Tắm và thay đồ lót 2 lần mỗi ngày

    Không quan hệ khi một trong hai chưa hết hẳn nấm

    Không dùng xà phòng mạnh, sữa tắm ở khu vực âm đạo

    Viêm phụ khoa khi mang thai tuy phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng trực tiếp ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Từ việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ mẹ cũng nên khám phụ khoa định kỳ để sớm có biện pháp điều trị.

    Hi vọng những chia sẻ của phòng xét nghiệm gentis đã giúp các mẹ có nhiều kiến thức bổ ích khi mang thai.
Đang tải...
X