Thai kỳ là giai đoạn tuyệt vời nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, mẹ phải đối mặt với những bệnh thường gặp ở bà bầu và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Những bệnh dễ gây biến chứng trong thai kì
Khi mang thai, tăng huyết áp có thể khiến máu khó đến được nhau thai - nơi cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Giảm lưu lượng máu có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi và khiến người mẹ có nguy cơ sinh non, tiền sản giật cao hơn.
Huyết áp cao là một trong những bệnh thường gặp ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai sẽ tiếp tục phải theo dõi và kiểm soát bằng thuốc (nếu cần thiết) trong suốt thai kỳ.
Huyết áp cao phát triển trong thai kỳ được gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Thông thường, tăng huyết áp thai kỳ xảy ra trong nửa sau của thai kỳ và biến mất sau khi sinh.
Thông thường, cơ thể tiêu hóa thức ăn thành đường glucose. Sau khi tiêu hóa, glucose di chuyển vào máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để đưa glucose từ máu vào tế bào và cung cấp năng lượng, tuyến tụy phải tạo ra một loại hormone gọi là insulin.
Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể mẹ không cung cấp đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách bình thường. Thay vào đó, glucose tích tụ trong máu của mẹ gây ra bệnh tiểu đường.
Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến huyết áp cao do tiền sản giật và sinh con to, làm tăng nguy cơ sinh mổ.
Tiền sử bị tiền sản giật ở lần mang thai trước
Tình trạng hiện tại: huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận và lupus ban đỏ hệ thống
Nhiễm trùng (bao gồm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục - STIs), có thể xảy ra trong khi mang thai và/hoặc khi sinh nở. Các biến chứng từ các bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và em bé.
Hệ miễn dịch yếu khiến mẹ bầu rất dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng - Ảnh minh họa: Internet
Một số bệnh nhiễm trùng có thể truyền từ mẹ sang trẻ trong khi sinh; một số nhiễm trùng khác có thể lây nhiễm cho thai nhi trong thai kỳ. Các biến chứng mà tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra:
Để hạn chế nhiễm trùng khi mang thai, mẹ bầu nên có kế hoạch tiêm chủng vaccin trước khi quyết định có con. Ví dụ các vaccin như thủy đậu và Rubella. Mẹ cũng có thể tiêm một số loại vaccin (ví dụ: vaccin phòng cúm) trong khi đang mang thai.
Nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng (ví dụ: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng âm đạo, viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…), hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh các biến chứng xấu.
Các triệu chứng thiếu sắt bao gồm: Cảm giác mệt mỏi hoặc ngất xỉu, khó thở và da dẻ trở nên xanh xao. Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến nghị mẹ bầu nên cũng cấp đủ 27 miligam sắt mỗi ngày để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Những bệnh thường gặp ở bà bầu tuy mang lại nhiều khó chịu và lo lắng cho mẹ, tuy nhiên phần lớn phụ nữ biết cách chăm sóc đều trải qua suôn sẻ và có một thai kì khỏe mạnh. Các bạn có thể tham khảo nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/
- Huyết áp cao
Khi mang thai, tăng huyết áp có thể khiến máu khó đến được nhau thai - nơi cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Giảm lưu lượng máu có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi và khiến người mẹ có nguy cơ sinh non, tiền sản giật cao hơn.
Huyết áp cao là một trong những bệnh thường gặp ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai sẽ tiếp tục phải theo dõi và kiểm soát bằng thuốc (nếu cần thiết) trong suốt thai kỳ.
Huyết áp cao phát triển trong thai kỳ được gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Thông thường, tăng huyết áp thai kỳ xảy ra trong nửa sau của thai kỳ và biến mất sau khi sinh.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ
Thông thường, cơ thể tiêu hóa thức ăn thành đường glucose. Sau khi tiêu hóa, glucose di chuyển vào máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để đưa glucose từ máu vào tế bào và cung cấp năng lượng, tuyến tụy phải tạo ra một loại hormone gọi là insulin.
Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể mẹ không cung cấp đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách bình thường. Thay vào đó, glucose tích tụ trong máu của mẹ gây ra bệnh tiểu đường.
Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến huyết áp cao do tiền sản giật và sinh con to, làm tăng nguy cơ sinh mổ.
- Tiền sản giật
- Mang thai lần đầu
Tiền sử bị tiền sản giật ở lần mang thai trước
Tình trạng hiện tại: huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận và lupus ban đỏ hệ thống
- Bà bầu từ 35 tuổi trở lên
- Mang thai đôi hoặc đa thai
- Béo phì
- Các bệnh lý nhiễm trùng nói chung
Nhiễm trùng (bao gồm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục - STIs), có thể xảy ra trong khi mang thai và/hoặc khi sinh nở. Các biến chứng từ các bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và em bé.
Hệ miễn dịch yếu khiến mẹ bầu rất dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng - Ảnh minh họa: Internet
Một số bệnh nhiễm trùng có thể truyền từ mẹ sang trẻ trong khi sinh; một số nhiễm trùng khác có thể lây nhiễm cho thai nhi trong thai kỳ. Các biến chứng mà tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra:
- Sảy thai (trước 20 tuần tuổi)
- Thai chết lưu (bằng hoặc sau 20 tuần tuổi)
- Thai ngoài tử cung (phôi làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng)
- Sinh non (trước 37 tuần)
- Cân nặng sơ sinh thấp
- Dị tật bẩm sinh (bao gồm mù, điếc, dị dạng xương và thiểu năng trí tuệ)
- Bé chào đời bị bệnh trong giai đoạn sơ sinh
- Trẻ sơ sinh tử vong
- Biến chứng sức khỏe cho bà mẹ
Để hạn chế nhiễm trùng khi mang thai, mẹ bầu nên có kế hoạch tiêm chủng vaccin trước khi quyết định có con. Ví dụ các vaccin như thủy đậu và Rubella. Mẹ cũng có thể tiêm một số loại vaccin (ví dụ: vaccin phòng cúm) trong khi đang mang thai.
Nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng (ví dụ: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng âm đạo, viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…), hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh các biến chứng xấu.
- Thiếu máu do thiếu sắt
Các triệu chứng thiếu sắt bao gồm: Cảm giác mệt mỏi hoặc ngất xỉu, khó thở và da dẻ trở nên xanh xao. Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến nghị mẹ bầu nên cũng cấp đủ 27 miligam sắt mỗi ngày để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
- Táo bón và bệnh trĩ
Những bệnh thường gặp ở bà bầu tuy mang lại nhiều khó chịu và lo lắng cho mẹ, tuy nhiên phần lớn phụ nữ biết cách chăm sóc đều trải qua suôn sẻ và có một thai kì khỏe mạnh. Các bạn có thể tham khảo nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/