Ngày nay trong các trận đấu quần vợt ở trình độ cao, tốc độ của bóng bay rất nhanh và nhất là trong các đường giao bóng. Phán đoán bằng mắt thuờng sẽ không còn chính xác. Phần lớn các tranh cãi giữa vận động viên với trọng tài xuất phát từ lý do trên. Trước khi “Mắt diều hâu” được chính thức áp dụng, đã có một số vận động viên yêu cầu sử dụng video để hỗ trợ cho trọng tài.
“Mắt diều hâu” được phát minh, đã trở thành trợ thủ vô cùng đắc lực cho trọng tài.
Thoạt đầu, năm 1999, Cty Roke Manor Research phát triển hệ thống này. Dự án do Tiến sĩ Paul Hawkins lãnh đạo (Ông đả lấy tên của mìn đặt cho hệ thống) và được công ty truyền hình Anh “The Television Corporation” tài trợ.
Trong môn quần vợt,hệ thống này được Jamea Jackson sử dụng lần đầu trong giải Master ATP 2006 tổ chức ở Key Biscayne.
Nguyên tắc hoạt động
Các camera bố trí ở các góc độ khác nhau trên sân để ghi lại đường bay của bóng. Máy tính chuyển đổi hình ảnh thu từ camera sang ảnh đồ hoạ. Các đường bóng riêng lẻ thu từ các camera được máy tính tổng hợp và cuối cùng cho ra ảnh đồ hoạ, xác định điểm chạm cuối cùng của bóng trên mặt sân.
Ngoài việc được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho trọng tài, “Mắt diều hâu” còn được sử dụng để quan sát các loại hình của đường bóng bay, điểm rơi của bóng giúp cho công tác huấn luyện cũng như để phục cho truyền hình như phân tích trận đấu hay bình luận chẳng hạn.
Chính xác đáng tin cậy và tiện lợi
Trong thời gian thử nghiệm của ITF trong năm 2006 Hawk-Eye vượt qua chính xác 100% các thử nghiệm. Sai số trung bình là 3,6mm. Hệ thống thu nhận hết 100% các đường bóng trong trận đấu. Hệ thống hoạt động trong sân máy che rõ ràng là dễ dàng do có điều kiện thuần nhất, ít biến động. Tuy nhiên hệ thống cũng vượt qua được các thử nghiệm trên các sân ngoài trời với các điều kiện khách quan không thuận lợi như: tóc đọ gió (tác động làm rung máy ghi hình); độ sáng (mặt trời); vào các thời điểm khác nhau trong ngày; bóng râm trên một phần hoặc phần lớn của sân; đèn chiều sáng nhân tạo…
“Mắt diều hâu” hiển thị kết quả trong vòng 2-3 giây, nhanh hơn nhiều việc trọng tài chính đến tận nơi để kiểm tra dấu bóng trên nền sân đất nện.
Hạn chế
Hệ thống điện tử này cũng là một thách thức cho các nhà tổ chức vì nhiều lý do: chi phí máy móc cao, chi phí lắp đặt các màng hình lớn. Do vậy thông thường hệ thống chỉ được trang bị cho các sân thi đấu chính chứ không dành cho sân thi đấu phụ. Điếu này không thể tránh khỏi. Vận động viên ngôi sao thường được chọn thi đấu trong các sân chính, và như vậy sẽ là không công bằng cho các vận động viên thường khác.
Độ chính xác của máy quả là tuyệt
Tuy nhiên có ý kiến ( Roger Federer, và Rafael Nadal ) về tính chính xác của máy. Máy cho ra hình ảnh đồ hoạ của quả bóng khi chạm mặt sân, và mặc định là một vòng tròn có đường kính cố định là 6,5 cm. Trong khi đó trong thực tế quả bóng khi chạm mặt sân sẽ bị biến dạng và diện tích tiếp xúc nhỏ hơn đáng kể so với tiết diện của quả bóng. Ngoài ra bóng còn bị trượt trên mắt sân (sân cỏ, đất nện) khi đó mặt tiếp xúc sẽ là hình ê-líp. Đôi khi qủa bóng smash lại lún sâu hơn vào mặt sân. Như vậy mặt tiếp xúc của bóng với mặt sân rất quan trọng hơn, sau đó mới tới việc xem bóng có chạm vào đường biên hay không .
Tại Pháp, bất chấp phản đối từ phía trọng tài, tuyên bố họ "không cần công cụ này để xác định bóng trong hay ngoài ," tuy nhiên “mắt diều hâu” cũng đã được chính thức sử dụng lần đầu tiên tại Paris Masters ở Bercy năm 2006.
Ba giải Grand Slam sử dụng hệ thống Hawk-Eye (Wimbledon, Úc Mở rộng và Mỹ Mở rộng). Các giải Roland Garros, chơi trên đất nện, không sử dụng nó bởi vì bóng chạm mặt sân đã để dấu vết trên đất nện, điều ấy cho phép các trọng tài xác định được bóng tốt xâu.
Mặc dù không được chính thức sử dụng cho Grand Slam trên sân đất nện, nhưng năm 2007 tại Roland Garros, hệ thống này đã góp phần tích cực cho Paris qua số liệu thống kê chính xác, cung cấp thông tin cho một số đài truyền hình.
Nguyên tắc thi đấu khi có áp dụng hệ thống “mắt diều hâu”
Vận động viên có thể yêu cầu sử dụng hệ thống ”mắt diều hâu” để khiếu nại một quyết định của trọng tài về tình huốn bóng tốt/xấu. Vận động viên được 2 lần khiếu nại trong 1 ván, và được bổ sung 1 lần nửa trong set có đấu luân lưu (tie break).
Nếu khiếu nại được xác định đúng thì vận động viên còn quyền 2 lần khiếu nại nửa trong set đó.
Ngược lại nếu, vận động viên chỉ còn 1 lần quyền khiếu nai…
“Mắt diều hâu” được phát minh, đã trở thành trợ thủ vô cùng đắc lực cho trọng tài.
Thoạt đầu, năm 1999, Cty Roke Manor Research phát triển hệ thống này. Dự án do Tiến sĩ Paul Hawkins lãnh đạo (Ông đả lấy tên của mìn đặt cho hệ thống) và được công ty truyền hình Anh “The Television Corporation” tài trợ.
Trong môn quần vợt,hệ thống này được Jamea Jackson sử dụng lần đầu trong giải Master ATP 2006 tổ chức ở Key Biscayne.
Nguyên tắc hoạt động
Các camera bố trí ở các góc độ khác nhau trên sân để ghi lại đường bay của bóng. Máy tính chuyển đổi hình ảnh thu từ camera sang ảnh đồ hoạ. Các đường bóng riêng lẻ thu từ các camera được máy tính tổng hợp và cuối cùng cho ra ảnh đồ hoạ, xác định điểm chạm cuối cùng của bóng trên mặt sân.
Ngoài việc được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho trọng tài, “Mắt diều hâu” còn được sử dụng để quan sát các loại hình của đường bóng bay, điểm rơi của bóng giúp cho công tác huấn luyện cũng như để phục cho truyền hình như phân tích trận đấu hay bình luận chẳng hạn.
Chính xác đáng tin cậy và tiện lợi
Trong thời gian thử nghiệm của ITF trong năm 2006 Hawk-Eye vượt qua chính xác 100% các thử nghiệm. Sai số trung bình là 3,6mm. Hệ thống thu nhận hết 100% các đường bóng trong trận đấu. Hệ thống hoạt động trong sân máy che rõ ràng là dễ dàng do có điều kiện thuần nhất, ít biến động. Tuy nhiên hệ thống cũng vượt qua được các thử nghiệm trên các sân ngoài trời với các điều kiện khách quan không thuận lợi như: tóc đọ gió (tác động làm rung máy ghi hình); độ sáng (mặt trời); vào các thời điểm khác nhau trong ngày; bóng râm trên một phần hoặc phần lớn của sân; đèn chiều sáng nhân tạo…
“Mắt diều hâu” hiển thị kết quả trong vòng 2-3 giây, nhanh hơn nhiều việc trọng tài chính đến tận nơi để kiểm tra dấu bóng trên nền sân đất nện.
Hạn chế
Hệ thống điện tử này cũng là một thách thức cho các nhà tổ chức vì nhiều lý do: chi phí máy móc cao, chi phí lắp đặt các màng hình lớn. Do vậy thông thường hệ thống chỉ được trang bị cho các sân thi đấu chính chứ không dành cho sân thi đấu phụ. Điếu này không thể tránh khỏi. Vận động viên ngôi sao thường được chọn thi đấu trong các sân chính, và như vậy sẽ là không công bằng cho các vận động viên thường khác.
Độ chính xác của máy quả là tuyệt
Tuy nhiên có ý kiến ( Roger Federer, và Rafael Nadal ) về tính chính xác của máy. Máy cho ra hình ảnh đồ hoạ của quả bóng khi chạm mặt sân, và mặc định là một vòng tròn có đường kính cố định là 6,5 cm. Trong khi đó trong thực tế quả bóng khi chạm mặt sân sẽ bị biến dạng và diện tích tiếp xúc nhỏ hơn đáng kể so với tiết diện của quả bóng. Ngoài ra bóng còn bị trượt trên mắt sân (sân cỏ, đất nện) khi đó mặt tiếp xúc sẽ là hình ê-líp. Đôi khi qủa bóng smash lại lún sâu hơn vào mặt sân. Như vậy mặt tiếp xúc của bóng với mặt sân rất quan trọng hơn, sau đó mới tới việc xem bóng có chạm vào đường biên hay không .
Tại Pháp, bất chấp phản đối từ phía trọng tài, tuyên bố họ "không cần công cụ này để xác định bóng trong hay ngoài ," tuy nhiên “mắt diều hâu” cũng đã được chính thức sử dụng lần đầu tiên tại Paris Masters ở Bercy năm 2006.
Ba giải Grand Slam sử dụng hệ thống Hawk-Eye (Wimbledon, Úc Mở rộng và Mỹ Mở rộng). Các giải Roland Garros, chơi trên đất nện, không sử dụng nó bởi vì bóng chạm mặt sân đã để dấu vết trên đất nện, điều ấy cho phép các trọng tài xác định được bóng tốt xâu.
Mặc dù không được chính thức sử dụng cho Grand Slam trên sân đất nện, nhưng năm 2007 tại Roland Garros, hệ thống này đã góp phần tích cực cho Paris qua số liệu thống kê chính xác, cung cấp thông tin cho một số đài truyền hình.
Nguyên tắc thi đấu khi có áp dụng hệ thống “mắt diều hâu”
Vận động viên có thể yêu cầu sử dụng hệ thống ”mắt diều hâu” để khiếu nại một quyết định của trọng tài về tình huốn bóng tốt/xấu. Vận động viên được 2 lần khiếu nại trong 1 ván, và được bổ sung 1 lần nửa trong set có đấu luân lưu (tie break).
Nếu khiếu nại được xác định đúng thì vận động viên còn quyền 2 lần khiếu nại nửa trong set đó.
Ngược lại nếu, vận động viên chỉ còn 1 lần quyền khiếu nai…
Bình luận