Thông báo

Sụp đổ
Không có thông báo nào được nêu ra.

Phương pháp phòng tránh chấn thương khi chơi Tennis

Sụp đổ
X
  • Bộ lọc
  • Thời gian
  • Hiển thị
Xóa tất cả
Bài viết mới

  • Phương pháp phòng tránh chấn thương khi chơi Tennis

    Tennis đang là một môn thể thao rất phổ biến và được ưa chuộng hiện nay tại Việt nam cũng như trên thế giới. Nhưng nếu không được chuẩn bị kỹ một số kiến thức về phòng ngừa chấn thương trong lúc tập luyện cũng như thi đấu, người tập luyện và chơi tennis chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư có khả năng bị chấn thương rất cao.


    I. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG TRONG TENNIS
    Theo một thống kê năm 2007 của Hiệp Hội Chấn thương Chỉnh hình Hoa kỳ, mỗi năm có hơn 78.000 trường hợp chấn thương liên quan đến tennis đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế tại Hoa kỳ.

    Để giúp các bạn có thêm hiểu biết và nhằm giảm thiểu nguy cơ chấn thương do tennis, bác sĩ chấn thương thể thao đã ra các lời khuyên hữu ích sau:

    1. Chọn loại vợt đúng, phù hợp: kích thước tay cầm, độ căng của lưới phù hợp theo sự hướng dẫn của chuyên gia về tennis.

    2. Chọn giày và tất chuyên dùng cho tennis: chọn giày phù hợp sẽ tránh nguy cơ lật giãn dây chằng cổ chân. Nếu không có tất chuyên dùng, có thể mang 2 tất để tăng cường cho cổ chân.

    3. Chú ý mặt sân: cố gắng tránh chơi trên mặt sân quá cứng không đàn hồi, như: xi măng, nhựa đường. Để phòng tránh các chấn thương cột sống thắt lưng khi chơi trên mặt sân cứng, hãy dùng miếng lót đế giày thật êm để giảm sốc lên cột sống.

    4. Không nên chơi dưới trời mưa, hoặc lúc cơ thể không được khỏe: Sẽ rất dễ bị chấn thương.

    5. Làm nóng và khởi động thật kỹ: Cơ bắp ở trạng thái nguội rất dễ bị chấn thương. Luôn dành 3-5 phút để làm nóng như: nhảy bật tại chỗ, chạy quanh sân, thực hiện các bài tập kéo dãn gân cơ cho đến khi ra mồ hôi

    6. Giữ cán vợt khô: Hãy lau khô cán vợt thường xuyên, hoặc xoa bột phấn. Điều này giúp tránh phồng rộp da bàn tay.

    7. Uống nước đầy đủ: Uống nước nhiều trước, trong và sau khi chơi giúp tránh chuột rút và co cứng cơ.

    8. Cú phát và đập bóng: Không nên vặn lưng quá mức cần thiết, mà nên rùn gối xuống, nhón gót lên giúp giữ thăng bằng thân mình. Mặt khác, cánh tay phải hơi cong, nếu phát thẳng tay và gồng cứng cổ tay sẽ làm cho lực chấn thương dồn vào cổ và khủyu tay.

    9. Cú tạt bóng: Hơi cong cánh tay và gập khuỷu, gân cơ nhị đầu cánh tay và khớp vai sẽ chia đều lực, tránh chấn thương khớp khuỷu.

    10. Đỡ bóng chạm đất nảy lên: Không nên tạo lực làm bóng xóay quá mức.

    11. Cú rờ-ve: Thực hiện bằng cách đầu tiên là vặn xoay vai, sau đó mới vung cánh tay. Và không nên đặt ngón cái dọc cán vợt để đối trọng lực, sẽ gây bong gân ngón cái.

    12. Phòng tránh tổn thương gân gót Achilles: Tránh động tác nhảy lên chạm đất chỉ trên vùng trước bàn chân vì có thể gây đứt gân gót. Động tác đúng là phải chạm đất đầu tiên bằng phần trước bàn chân, liền sau đó là gót chân.

    13. Phòng tránh đau gót chân do viêm cân gan chân: Thường do quá tải bàn chân. Phương pháp điều trị tốt nhất là ngưng chơi một thời gian, và khi chơi nên mang giày chuyên biệt có miếng lót êm nâng vòm trong bàn chân, và đệm gót giúp giảm đau.

    14. Trang bị kiến thức cơ bản về sơ cứu: Biết xử trí những chấn thương nhỏ như trầy mặt, bầm đụng dập, viêm gân, bong gân, rách cơ nhẹ….Và có sẵn số điện thọai của bác sĩ chuyên khoa thể thao hay cơ sở y tế chuyên khoa để liên lạc và đến xử trí ngay những chấn thương cấp cứu như: chấn thương đầu, trật khớp, bong gân khuỷu, cổ và bàn tay, hay gãy xương…

    15. Dinh dưỡng đúng cách: Uống nước nhiều trước, trong và sau khi chơi giúp tránh chuột rút và co cứng cơ. Đặc biệt nhớ bổ xung đầy đủ các vitamin, khoáng chất giúp tăng cường khả năng hoạt động thể lực, cũng như giúp bạn phục hồi thể lực nhanh chóng, từ đó sẽ làm hạn chế chấn thương do quá tải và mệt mỏi. Có thể sử dụng bổ sung một số chế phẩm vitamin như Pharmaton, Plusssz, Centrum.

    II. PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG CỔ TAY Ở NGƯỜI CHƠI TENNIS
    Chấn thương cổ tay hay xảy ra ở các vận động viên chuyên nghiệp do sử dụng cổ tay thường xuyên thời gian dài, hay còn gọi là chấn thương do quá tải. Các chấn thương thường gặp: viêm gân là thường gặp nhất, kế đến là gãy xương mệt (stress fracture), bong gân, rách sụn. Các chấn thương này gây đau mạn tính vùng cổ tay và làm giảm phong độ của người chơi.

    Các lời khuyên cơ bản sau giúp phòng tránh chấn thương cổ tay:

    1. Kỹ thuật phải đúng:
    + Không nên nắm cán vợt quá chặt thường xuyên lúc chơi. Điều này sẽ làm cho gân cơ vùng cẳng tay và cổ tay gồng thường xuyên, dễ bị chấn thương và mau gây mỏi cơ.

    + Không dùng cổ tay và bàn tay là vị trí khởi động lực, mà phải khởi động lực đánh từ sự phối hợp đồng bộ và đúng kỹ thuật từ bộ chân, thân người, vai sau đó mới truyền lực xuống khuỷu, cẳng tay và cổ tay.

    + Cầm cán vợt quá úp, sau đó vặn cổ tay để tạo lực bóng xoáy khi tạt bóng sẽ dễ làm bong gân cổ tay. Tư thế tốt nhất tránh bong gân cổ tay và tennis elbow là cầm cán vợt sao cho mặt vợt cùng mặt phẳng tất cả cẳng tay và tạo tất cả cẳng tay hình chữ L.

    2. Tập mạnh sức cơ bắp và tầm độ khớp cổ tay:
    + Tập sức mạnh gân cơ vùng cẳng tay và cổ tay. Hầu hết các gân cơ này đều bắt đầu ở vùng khuỷu hoặc bên dưới khuỷu, nên tập mạnh gân cơ sẽ giúp lực đánh mạnh hơn, và hạn chế chấn thương vùng khuỷu và cổ tay. Nhưng nhớ rằng phải tập từ nhẹ tới nặng, và không nên tập ngay trước khi chơi sẽ làm mỏi cơ dễ bị chấn thương.

    + Các bài tập này gồm: gập duỗi cổ tay 2 hướng với tạ

    + Tập sức nắm bóp bàn tay với bóng chun dãn.

    3. Áp dụng thuần thục các bài tập kéo căng(stressching).

    4. Khởi động, làm nóng thật tốt trước khi chơi.

    Tăng thân nhiệt có tác dụng tăng tính thấm của màng hoạt dịch, bao hoạt dịch và túi thanh mạc, có tác dụng tăng sức bền sinh học và độ linh hoạt của cơ khớp đề phòng chấn thương. Nếu bạn cần tư vấn hay tìm hiểu thêm về các chấn thương thể thao trong tennis- cách phòng ngừa và xử trí, có thể tham khảo thêm website:

    III.Đau thắt lưng khi chơi quần vợt
    Một nguyên nhân rất thường gặp làm cản trở các tay vợt "bung" hết sức mạnh khi thi đấu là chứng đau thắt lưng.

    Đặc thù các cú đánh bóng thuận tay hoặc đánh ngược tay cần chuyển một lực lớn từ động tác xoay thân người thành lực của vợt tác động vào quả bóng, gây căng cơ và xoắn vặn cột sống, tạo ra những vết rách vi thể.

    Tư thế khi phát bóng cực mạnh (kick serve) làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức và có thể đè ép các đĩa đệm cột sống. Ngoài ra, các cơ cũng phải gồng lên để giữ cột sống trong các di chuyển tiến lui, di chuyển ngang và chạy - dừng đột ngột.

    Vị trí tổn thương
    Những cố gắng quá sức có thể gây đau cơ cấp tính vùng thắt lưng, còn gọi là đau cơ năng. Lực xoay hoặc nghiêng người quá mạnh làm "bong gân" các diện khớp đốt sống, dẫn đến tình trạng viêm và đau. Những trường hợp này có thể tự khỏi sau vài tuần.

    Lực đè ép lên cột sống có thể gây thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh tọa, làm đau lưng và tê lan dần xuống chân. Người trên 40 tuổi thường bắt đầu thoái hóa đĩa đệm một cách tự nhiên cũng góp phần bị thoát vị đĩa đệm.

    Ngoài ra, có thống kê cho thấy chấn thương đĩa đệm vào buổi sáng gấp ba lần thời gian còn lại trong ngày. Nguyên nhân được cho là đĩa đệm hút nước phồng to khi nằm nghỉ ban đêm, đồng thời làm tăng nguy cơ bị chấn thương do đè ép vào buổi sáng. Điều trị kết hợp vật lý trị liệu giúp ổn định sau vài tuần.

    Sự quá tải có thể làm "gãy mệt" đốt sống thắt lưng, đa số ở các tay vợt đang trong quá trình "tăng tải" và thiếu niên tập nóng vội. Vị trí "gãy mệt" là nơi bám của cơ nhiều chân (một phần của cơ dựng sống) từ cung sau đến mỏm gai các đốt sống. Động tác thường xuyên gập duỗi, xoắn vặn cột sống gây ra những vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần không kịp hồi phục .

    Biểu hiện là đau khi hơi ngửa người, đặc biệt là khi đứng trên một chân. Các hoạt động sinh hoạt không gây đau, chỉ đau lúc vận động nhiều, chơi thể thao, nhất là trong tư thế phát bóng. Cột sống cần được nghỉ ngơi, hạn chế chịu lực trong sáu tuần để lành xương.

    Phòng ngừa
    Các nhóm cơ bụng và cơ dựng sống chịu trách nhiệm chính giúp ổn định cột sống. Các nhóm cơ này mạnh sẽ hạn chế chấn thương trong các động tác xoắn vặn thân mình và ưỡn cột sống quá mức.

    Vì vậy, người có bụng mỡ khó tung ra hết sức bằng cả thân người mà chỉ sử dụng được lực của cánh tay. Sức mạnh cơ thân người là điều kiện quan trọng để phát triển các lối đánh kỹ thuật và hiệu quả trong quần vợt. Hoàn chỉnh lối đánh

    Nếu chớm đau lưng khi luyện "kick serve", bạn nên tập thật nhuần nhuyễn cách tung người lên trước khi đánh bóng thật sự. Nếu phải thi đấu khi đau lưng, bạn nên chọn cách phát bóng "slice serve" cho an toàn, bóng không tung về phía sau thân người nên đỡ phải ưỡn lưng. Trong từng động tác, bạn cũng cần chú ý giữ cơ thân người để phòng ngừa các chấn thương vùng thắt lưng. t.

    IV.Chấn thương gót chân người chơi quần vợt
    Rất nhiều cầu thủ quần vợt đã trở thành bệnh nhân của chúng tôi chỉ vì cái gót chân đau hành hạ. Đây là một bệnh lý rất thường gặp, dễ mắc phải nếu không biết cách phòng ngừa, và khó điều trị cũng như dễ tái phát nếu để lâu không được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc.

    Đau gót chân có nguyên nhân chủ yếu là do viêm cân gan chân. Cân gan chân là 1 dãi mô như hình nan quạt, chạy từ gót cho đến các ngón chân. Nó tạo bàn chân có hình cung bàn chân để giảm chấn động cho cơ thể khi bước đi cũng như chạy nhảy.

    Triệu chứng
    Đau vùng gót chân, đặc biệt khi sáng ngủ dậy bước chân xuống đất, và giảm đau dần khi đi lại sinh hoạt trong ngày. Nhưng về sau, đau liên tục khi đi, hay chạy nhảy chơi thể thao.

    Nguyên nhân
    +Cân gan chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót: Khởi động bàn chân không kỹ trước khi vận động, làm cân gan chân ở trạng thái đông cứng chưa kịp dãn thích nghi tất cả động tác đi bộ, chạy nhảy.

    +Mặt sân quá cứng, hoặc kỹ thuật bộ chân không chuẩn gây chấn động mạnh lên vùng gót chân.

    +Cơ thể tăng cân làm quá tải cân gan chân.

    +Mang giày không phù hợp hoặc cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh

    +Ngoài ra còn hay gặp ở phụ nữ đi giày bó, cao gót, hoặc ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.

  • #2
    Hic - hic - em mới chơi 4 năm gần 40 tuổi, mà đã chớm đau gót rùi.

    - Nghĩ dưỡng.
    - khởi động bàn chân thật kĩ.

    Thanks bác chủ thớt.
    Cheers,

    Bình luận


    • #3
      Bác Sơn siêng viết bài vậy ta? Hehe

      Bình luận


      • #4
        Được gửi bởi TranHa Xem bài
        Bác Sơn siêng viết bài vậy ta? Hehe

        Buồn buồn viết bậy cho vui nhà vui xóm!

        Thật tuyệt nếu Bác Hà chia sẻ cho AE bài về "CỘT SỐNG" phòng và tránh chấn thương cái nhỉ!

        Cheers,

        Bình luận

        Đang tải...
        X